Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Nên sử dụng cửa loại gì và đặt ở vị trí nào?

Thị trường hiện nay có nhiều chủng loại dùng cho nhà ở như gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, sắt, nhôm, kính, nhựa. Mỗi dạng có tính năng, ưu, khuyết điểm và giá cả khác nhau.
Loại nào cũng có ưu, khuyết điểm
Cửa gỗ tự nhiên cách âm, nhiệt tương đối, có giá cao nhất và là chủng loại sang đẹp hơn cả trong “thế giới cửa”. Khi dùng, gỗ cần được sấy tẩm đúng mức để tránh mối mọt và cong vênh. Nên phủ lớp sơn PU trong để bảo quản mà vẫn thấy được sắc màu và vân gỗ tự nhiên.
Gỗ nhân tạo có những tính năng tương tự cửa gỗ tự nhiên nhưng cần lưu ý phần khung xương bên trong. Tránh dùng gỗ tạp chưa qua tẩm sấy vì cửa sẽ xuống cấp nhanh bởi khả năng chịu lực của loại cửa này do chính phần khung bên trong quyết định.
Cửa sắt thường dùng gắn phía ngoài nhà, vững chắc và chịu được khí hậu khắc nghiệt; có thể bảo trì bằng sơn chống gỉ hay sơn mới. Ưu điểm của loại này là rẻ, dễ chế tác kiểu dáng vì sắt mềm, uốn được.
Cửa kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát, thuận lợi cho phòng lạnh cần cách âm, nhiệt. Nhưng cửa kính khá đắt tiền, lại dễ vỡ và độ an toàn thấp.
Cửa nhôm nhẹ, bền, không bị gỉ lại sạch sẽ. Cửa nhôm giả gỗ có kết cấu bằng những thanh nhôm hộp dày, khắc phục được vài màu đơn điệu của nhôm nhờ sơn tĩnh điện. Tuy nhiên giá thành loại này cao và khả năng tạo hoa văn khó khăn hơn cửa sắt.
Cửa nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ cháy và dễ trầy xước. Tuy nhiên, cửa nhẹ, chịu nước tốt, giá rẻ và kiểu dáng cũng đa dạng.
cua-ra-ban-cong
Dùng cửa cho đúng chỗ
Cửa gỗ thích hợp lắp đặt nội thất nhưng vẫn có thể gắn ở phía ngoài với điều kiện bảo trì thường xuyên bằng vécni hay PU. Kích thước cửa phòng trong nhà thường có bề ngang từ 75 đến 87,5 cm (một cánh), cao từ 2 đến 2,2 m. Nếu làm hai cánh thì cánh loại nhỏ chừng 40 cm, cánh loại lớn khoảng 85 cm. Nếu chiều cao cửa từ 2,6 m trở lên, cần có cánh chớp phần trên khoảng 40 cm.
Cửa gỗ cách điệu được nhiều kiểu dáng hay lạ nhờ chia ô và nẹp chỉ viền, ngoài ra còn kết hợp tốt với kính. Cửa vòm tò vò chỉ thích hợp với lối kiến trúc cổ của phương Tây, nhà có nhiều hoa văn trang trí. Cửa gỗ, nhất là gỗ nhân tạo thường được sơn phủ nhiều màu nên cần chọn màu sắc hài hòa và hợp lý, giữ được màu nguyên thủy của gỗ.
Cửa nhôm thường được kết hợp với kính các loại. Dạng cửa nhôm giả gỗ đang được nhà xây dựng chuộng do nhẹ, vững chắc mà vẫn tạo màu và dáng dấp như cửa gỗ.
Cửa sắt thường bao ngoài nhà, kích thước 80-90 cm (một cánh), cao 2-2,2 m, phía ngoài có thể cao 2,6 m. Nếu hai cánh thì chọn bề ngang chừng 1,2-1,3 m, loại 4 cánh không nên quá 1 m cho một cánh.
Cửa kính dày trên 10 ly, loại không có khung thích hợp trang bị ở phòng khách hoặc phân chia các gian nhà. Cửa này có tác dụng đưa tầm bao quát rộng, có thể có cảm giác “nối” các không gian với nhau và làm rộng căn nhà ra. Ví dụ, từ phòng khách, phòng ngủ trông ra vườn, hay từ phòng ăn trông sang phòng khách… Kích thước cửa kính thường rộng, có thể lan đến tận trần phòng hay vách nhưng khuôn cửa chỉ vừa đủ ra vào.
Cửa nhựa tiện đặt nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, ví dụ như nhà vệ sinh. Có loại nhựa giả gỗ, tương đối đa dạng, có thể dùng cho các căn phòng khác. Kích thước lắp đặt thường từ 62,5 đến 80 cm, cao 2-2,2 m. Nếu trang bị cho các phòng trong nhà thì nên dùng loại có bề ngang lớn hơn như cửa gỗ, nhôm thông thường.

Vệ sinh nhà cửa đúng cách để nâng cao chất lượng sống

Có nhiều thứ khiến cho ngôi nhà của bạn trở thành mối nguy cho sức khỏe, bao gồm cả những thứ mà thậm chí chúng ta không nghĩ tới. Tuy nhiên với một vài thay đổi đơn giản, bạn có thể cải thiện chất lượng ngôi nhà của mình.

1. Không khí trong lành

Một trong những bí quyết đơn giản nhất cho ngôi nhà thông thoáng là mở cửa sổ mỗi khi có thể. Mở cửa sổ cho phép không khí trong lành tràn vào, căn nhà được thông thoáng và giúp ngăn ngừa nấm mốc (là thứ chắc chắn không tốt cho sức khỏe). Vì thế mỗi khi thời tiết cho phép, hãy mở cửa sổ để tống hết không khí tù đọng ra ngoài. Cũng cần thường xuyên thông gió cho nhà tắm, là nơi luôn rất ẩm ướt.

2. Cẩn thận với hóa chất

Hãy nhìn vào kệ bếp và bạn có thể phát hoảng vì lượng hóa chất mà bạn có trong nhà. Tìm cách giảm sự có mặt của các hóa chất trong nhà là việc rất đáng làm. Ví dụ, tránh sử dụng các loại dung dịch xịt phòng – thay vào đó hãy mở cửa sổ, hoặc bạn có thể tự làm nước xịt phòng bằng cách pha thêm vài giọt tinh dầu.

3. Sản phẩm tẩy rửa tự chế

Nhiều sản phẩm tẩy rửa rất độc và phải sử dụng thận trọng. Ví dụ tiêu biểu cho loại này là những sản phẩm dùng để thông cống và làm sạch lò nướng, có thể rất nguy hiểm nếu hít phải. Việc tự chế các sản phẩm tẩy rửa sẽ tốt hơn cho sức khỏe và không gây hại cho bạn, gia đình hoặc vật nuôi.
4. Vệ sinh đúng cách
Sống trong một môi trường sạch sẽ rõ ràng là rất dễ chịu và tốt cho sức khỏe, nhưng đừng quá lạm dụng. Sạch sẽ thái quá có thể làm tăng bệnh dị ứng do cơ thể không được làm quen với mầm bệnh, vì thế không xây dựng được tính miễn dịch tự nhiên. Tất nhiên, không ai muốn sống trong một ngôi nhà bẩn thỉu, nhưng đừng để bị ám ảnh bởi việc phải cọ rửa nhà cửa thường xuyên bằng các chất tiệt trùng.

5. Không hút thuốc lá

Không bao giờ được hút thuốc trong hoặc gần nhà để không ai khác phải hít khói thuốc. Cũng không cho phép khách khứa hút thuốc lá trong nhà. Ngoài mùi hôi khó chịu, liệu bạn có muốn hít khói thuốc lá do người khác hút hay không?

6. Lau sạch bụi

Bụi có thể là yếu tố gây bệnh hô hấp và dị ứng. Cách tốt nhất để lau sạch bụi là dùng khăn ẩm, vì nó sẽ làm bụi bám vào khăn. Lau bằng khăn khô sẽ làm bụi bay ra và gây ho. Di chuyển đồ vật sao cho bạn có thể lau sạch bụi, và đừng quên sách, vốn là những ổ chứa bụi thực sự!

7. Vệ sinh những góc khuất

Khi dọn dẹp nhà cửa bạn rất dễ bỏ sót một số khu vực trong nhà, khiến nó bám đầy bụi bẩn và có hại cho sức khỏe. Cần thường xuyên kéo bàn ghế ra và lau dọn cả đằng sau và bên dưới. Cũng luôn nhớ vệ sinh những đồ vật như công tắc đèn, hút bụi cho đệm để loại bỏ mạt bụi và da chết.

8. Trang trí

Khi trang trí nhà cửa, hãy đảm bảo rằng khu vực đó được thông khí tốt, và tránh sử dụng phòng cho đến khi sơn hoặc giấy dán tường khô hẳn. Nếu bạn bị mẫn cảm với mùi sơn, hãy hỏi cửa hàng để tìm mua những loại sơn không mùi.

Sử dụng cửa nhôm cho căn phòng của bạn

Không gian trở nên chật chội, cung như xu hướng đô thị hóa đang phát triển mạnh, xu hướng thời đại mới là những sản phẩm vừa tiện dung lại phải đẹp nữa.Để có 1 ngôi nhà đẹp bạn phải đặt cửa gỗ, sàn gỗ và các đồ liên quan đến gỗ.Nhưng lại mất thời gian và tốn chi phí, chỉ cần sử dụng các loại cửa nhôm vừa đơn giản tiện dụng và chi phí cực rẻ.
cua-nhom
Cấu tạo của cửa nhôm cao cấp :
- Thanh nhôm cao cấp của Việt Pháp là nhôm định hình tạo nên khung nhôm chắc khoẻ, cực bền không bị lão hoá, đổi màu bởi thời gian, nắng mưa mà vẫn giữ được vẻ sang trọng của công trình
-  Kiểu dáng sang trọng, phong cách hiện đại, thích hợp với nhiều loại công trình như biệt thự, chung cư, tòa nhà. Có nhiều màu sắc (vân gỗ, màu đen, màu ghi…)  phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc
-  Cửa có thể mở 1 cánh, 2 cánh hoặc kết hợp với cửa lùa hoặc vách, Pano.  Cửa mở vào hoặc mở ra. Bản lề chắc chắn và đồng bộ

Những lưu ý khi sử dụng cửa:

- Không được đóng cửa khi đang có trẻ nhỏ đi qua.
- Không trẻ nhỏ chơi điều khiển từ xa.
- Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động. Phải đảm bảo thiết bị tự dừng đang hoạt động tốt (kiểm tra khi lắp đặt và nghiệm thu).
- Nút bấm âm tường phải lắp ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Tránh nước và nơi có độ ẩm cao.
- Không được tự ý đóng mở cửa khi đang có sửa chữa.
- Công việc sửa chữa phải do người có đào tạo chuyên môn của nhà cung cấp
 cua-nhom-dep

Hướng dẫn chung cách chăm sóc cửa:

Cách chăm sóc và bảo trì cửa nhựa của bạn là công việc cần thiết phải bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ làm giúp cho cửa cuốn luôn giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn và hơn nữa để phát hiện, ngăn ngữa các sự cố tiềm ẩn có thể xẩy ra.
Hãy đến với sieuthicuadep.com.vn bạn sẽ cảm thấy thú vị và hài lòng nhất